Nhà thơ nổi tiếng thời Đường là Vương Chi Hoán, trong bài thơ “Lên lầu quán tước”1 đã viết:
Mặt trời đà gác núi Hoàng hà nhập biển khơi Luyện tầm nhìn thiên lí Dấn thêm một tầng lầu.
Trong bài thơ có nói “thiên lí” là cách nói khoa trương, ý nói là có tầm nhìn xa. Thế nhưng nếu bạn có hứng thú bạn thử tưởng tượng để có tầm nhìn thiên lí - tầm nhìn ngàn dặm (500 km) ta thử xem phải lên toà nhà có bao nhiêu tầng, cao bao nhiêu?
Theo như hình vẽ, giả sử đại diện cho mặt đất, 0 là trung tâm Trái Đất, C là điểm cách A 500000 m, dĩ nhiên người đứng tại điểm A sẽ không nhìn thấy điểm C, mà muốn nhìn thấy điểm C thì bắt buộc phải từ điểm B ở xa mặt đất. Tia nhìn BC có liên quan chặt chẽ với cung AC, AB chính là tầng lầu có chiều cao thấp nhất mà đứng từ đó có thể quan sát thấy điểm C.
Vì AB = OB - OA, OA là bán kính Trái Đất và bằng 6370 km, nên để tính AB ta chỉ cần tính OB.
Trong tam giác vuông OCB
Và
AB = OB - OA = 6390 km - 6370 km = 20 km
Từ các tính toán cho thấy ít nhất thì toà lâu đài cũng cao đến 20 km, cao hơn đỉnh núi cao nhất thế giới là đỉnh Chômôlungma (tức đỉnh Evrest) nhiều. Tầng lầu cao đến như vậy quả là chưa từng có.
Bài mới nhất :
Làm thế nào để đo được chiều cao của Kim tự tháp?
Từ khoá: Tầm nhìn thiên lí.