Thế nào là sự nhảy vào “hố đen” của các con số?

Chúng ta hãy làm một cuộc du lịch thú vị vào thế giới những con số. Mời các bạn tuỳ ý viết một con số có ba chữ số (phải có các chữ số không hoàn toàn giống nhau) sau đó sắp xếp các chữ số trong con số từ lớn đến bé ta sẽ thu được một số mới. Sau đó lại sắp xếp các chữ số trong số vừa thu được theo thứ tự ngược lại từ bé đến lớn ta lại được một số khác. Tìm hiệu số của hai số vừa mới nhận được. Lặp lại các bước như vừa tiến hành với hiệu số vừa mới nhận được. Xét xem bạn sẽ nhận được kết quả như thế nào:

Ví dụ chọn số 323. Sau bước sắp xếp thứ nhất ra có các số 332, sau bước thứ hai sẽ là số 233. Hiệu số của hai số này sẽ là 099. (Số 099 cũng là số có 3 chữ số). Lại tiếp tục thao tác các bước tiếp theo và tiếp tục thu nhận được các số 990 - 099 = 891; 981 - 189 = 792; 792 -

279 = 693; 693 - 396 = 594; 954 - 459 = 495; 954 - 495 = 495... 

Sau một số bước biến đổi con số đưa ra ban đầu đã chui vào “túi” và dừng lại ở số 495.

Thế với các số 4 chữ số thì sẽ ra sao? Kết quả được khẳng định là với các số có 4 chữ số thì các bước biến đổi sẽ dừng lại ở số 6174.

Điều này dường như các loại số đã nêu trên đã chui vào các “hố đen” trong toán học và không ra khỏi được nữa.
Nhà toán học Liên Xô cũ Kasimov trong sách “Cảm nhận toán học” đã từng viết “Đây là bí mật không có lời giải”.

Người ta cho rằng “hố đen” không chỉ có một số mà có thể có nhiều số xuất hiện như các hình trong đèn kéo quân hoặc giống như hình tượng Tôn Ngộ Không lạc vào bàn tay của Phật tổ Như Lai.

Ví như các số có năm chữ số người ta phát hiện hai “dãy” đó là:

{63954, 61794, 62962, 75933} và {62964, 71973, 83952, 74943}. Nếu các bạn thấy có hứng thú thì hãy thử xem.
Tìm hiểu thêm : 

Liệu tấm cửa xếp dễ đóng mở như vậy có bị xộc xệch không bền hay không?


Chi tiết hướng dẫn giải bài tập toán học
Từ khoá: Số nhảy và hố đen.

Previous
Next Post »